Bảo quản hàng hóa được định nghĩa là một nghiệp vụ kỹ thuật, thực hiện với mục đích giữ giá trị của sản phẩm một cách toàn vẹn cho đến khi được đưa ra sử dụng.
Tùy vào tính chất của hàng hóa, mục đích và nhu cầu sử dụng, khả năng kinh tế và điều kiện địa lý tại khu vực lưu trữ mà có rất nhiều cách bảo quản khác nhau.
Trong đó, phương pháp bảo quản lạnh đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, vì phù hợp với đa dạng các loại mặt hàng và có thể duy trì chất lượng sản phẩm trong suốt một thời gian dài.

Giữ lạnh là phương pháp bảo quản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Bản chất của phương pháp bảo quản lạnh là tạo ra một môi trường nhiệt độ thấp nhằm làm giảm hoặc ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn, vi sinh vật sống. Từ đó, ngăn chặn quá trình phân hủy và hư hỏng diễn ra.
Phân biệt phương pháp bảo quản lạnh và lạnh đông
Thông thường, mỗi loại hàng hóa với thời gian bảo quản và mục đích sử dụng khác nhau lại yêu cầu một nhiệt độ bảo quản khác nhau.
Cụ thể, các loại mặt hàng như thịt, cá, hải sản…thường yêu cầu phải được bảo quản lạnh đông trong điều kiện xuất khẩu. Các loại mầm, hạt, củ giống cần bảo quản trong nhiệt độ mát nếu để thời gian ngắn và bảo quản lạnh đông nếu để từ một năm trở nên.
Vậy, đâu là điểm khác nhau giữa hai phương pháp bảo quản lạnh và lạnh đông.
Phương pháp bảo quản lạnh
Về cơ bản, bảo quản lạnh là việc giữ hàng hóa trong môi trường có điều kiện nhiệt độ từ 1 đến 5 độ C, vừa đủ để giảm hoạt động của các sinh vật sống mà không khiến nước trong sản phẩm đông đá. Với cách bảo quản lạnh, hàng hóa có thể được kéo dài thời gian bảo quản khoảng từ 1 đến 2 tuần so với khi để ở nhiệt độ thường.
Phương pháp bảo quản lạnh đông

Phương pháp bảo quản lạnh đông
Đúng với cái tên lạnh đông, đây là phương pháp bảo quản hàng hóa ở điều kiện nhiệt độ dưới mức đóng băng của nước, khiến các tế bào sống bị đông cứng và ngăn chặn quá trình trao đổi chất xảy ra. Thông thường, nhiệt độ lạnh đông dao động từ khoảng -0,5 độ C trở xuống.
Với cách bảo quản lạnh đông, tuổi thọ của hàng hóa có thể kéo dài hàng năm mà không bị ảnh hưởng quá nhiều về chất lượng.
Nhiệt độ và thời gian bảo quản lạnh của một số mặt hàng thiết yếu
Tên hàng hóa |
Điều kiện bảo quản |
Thời gian bảo quản |
Thực phẩm đã qua chế biến |
Bảo quản lạnh |
Trong vòng 1 tuần |
Bảo quản lạnh đông |
Từ 1 đến 2 tháng |
|
Thịt tươi sống |
Bảo quản lạnh |
Khoảng 2 ngày |
Bảo quản lạnh đông |
1 năm |
|
Hải sản chế biến |
Bảo quản lạnh |
Từ 1 đến 2 ngày |
Bảo quản lạnh đông |
Từ 3 tháng đến 1 năm |
|
Rau xanh |
Bảo quản lạnh |
Tối đa 3 tháng |
Củ, quả mọng nước |
Bảo quản lạnh |
Từ 2 đến 3 tuần |
Bảo quản lạnh đông |
Tối đa 3 tháng |
|
Các loại hạt, hạt giống |
Bảo quản lạnh |
12 tháng |
Bảo quản lạnh đông |
Từ 12 tháng trở lên |
|
Vắc-xin |
Bảo quản lạnh |
Khoảng 24 giờ |
Bảo quản lạnh đông |
Tối đa 7 tháng |
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp bảo quản lạnh
Phân loại hàng hóa bảo quản lạnh

Buồng bảo quản lạnh
Kể cả bảo quản lạnh thực phẩm với tủ lạnh gia đình hay bảo quản theo quy mô công nghiệp, thì việc phân loại và lưu trữ từng loại hàng hóa riêng biệt là điều bắt buộc phải làm.
Vì không gian bảo quản lạnh thường khá kín nên việc lưu trữ chung nhiều loại thực phẩm rất dễ làm lây lan vi khuẩn từ loại hàng hóa này sang loại hàng hóa khác. Chưa kể, với những loại thực phẩm có mùi nồng hoặc hoa quả tạo ra ethylene khi chín, khi để chung có thể khiến chất lượng hàng hóa lưu trữ cùng bị giảm đi đáng kể.
Tuân thủ thời gian bảo quản tối đa của thực phẩm
Mặc dù bảo quản lạnh đông có thể giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm rất lâu, nhưng qua thời gian, tính chất của hàng hóa cũng sẽ phần nào thay đổi. Ví dụ như với thực phẩm, khi bảo quản quá lâu, lượng chất dinh dưỡng và vitamin mất đi sẽ làm thực phẩm giảm độ ngon và giá trị dinh dưỡng so với ban đầu. Thậm chí, trong một vài trường hợp, dưỡng chất cũng có thể biến đổi thành chất độc gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
Không nên cấp đông hàng hóa, thực phẩm lần hai

Thực phẩm đã rã đông cần được sử dụng ngay
Việc rã đông khiến lượng nước bên trong hàng hóa tăng lên sẽ tạo môi trường thuận lợi giúp các vi sinh vật, vi khuẩn hoạt động thậm chí còn mạnh hơn so với ban đầu. Vì vậy, trước khi bảo quản, hãy chia nhỏ hàng hóa thành các phần đủ dùng và chỉ rã đông đúng lượng cần thiết.
Rã đông sản phẩm đúng cách
Cách tốt nhất để rã đông hàng hóa sau khi bảo quản lạnh đông là để hàng hóa tan từ từ trong điều kiện nhiệt độ tăng dần. Điều này sẽ giúp thực phẩm duy trì được lượng chất dinh dưỡng và lượng nước gần như nguyên vẹn.
Ngược lại, nếu rã đông quá nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, hàng hóa không kịp thích nghi có thể dẫn đến tình trạng úng nước, các mô liên kết bị phá vỡ khiến hàng hóa dễ dập nát, giảm giá trị.
Bọc kín hàng hóa trước khi cấp đông, có thể sử dụng phương pháp hút chân không
Việc bọc kín hàng hóa trước khi đưa vào bảo quản bằng phương pháp bảo quản lạnh là bước bắt buộc phải làm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại từ môi trường, đồng thời kéo dài thời gian lưu trữ sản phẩm.
So sánh phương pháp bảo quản lạnh với những phương pháp bảo quản phổ biến khác
Bên cạnh bảo quản lạnh, còn rất nhiều những phương pháp bảo quản hàng hóa, lương thực, thực phẩm khác đã được con người áp dụng từ thời xa xưa.

Xe chở hàng bảo quản lạnh
Mặc dù đều có chung một mục đích là kéo dài thời gian sử dụng của hàng hóa, nhưng vì có tính chất và các yếu tố tham gia khác nhau, mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm nhất định. Dưới đây là bảng tổng hợp ưu, nhược điểm của những phương pháp bảo quản phổ biến.
|
Bảo quản lạnh |
Hút chân không |
Sấy khô |
Ướp muối |
Ưu điểm |
|
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
|