Tin tức

Chi tiết các bước trong quy trình thi công kho lạnh

Song song với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, lương thực thực phẩm ngày càng tăng, các giải pháp bảo quản và lưu trữ hàng hóa cũng đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, phương pháp bảo quản hàng hóa được cho là tối ưu nhất là phương pháp bảo quản lạnh. Mặt khác, vì số lượng hàng hóa lưu trữ cho mục đích thương mại là vô cùng lớn, không thể lưu trữ trong các loại tủ lạnh thông thường. Vì vậy, thi công kho lạnh đang là lựa chọn được hầu hết các doanh nghiệp thương mại đầu tư.

Sơ lược về kho lạnh bảo quản

Kho lạnh bảo quản là loại kho được thiết kế với chức năng tạo môi trường nhiệt độ thấp, giúp các loại hàng hóa lưu trữ có thể được kéo dài thời hạn sử dụng.

Có nhiều chủng loại kho lạnh khác nhau, được phân chia dựa trên chức năng, nhiệt độ, kích thước và loại hàng hóa bảo quản.

Quy trình thi công kho lạnh

Về cơ bản, cấu tạo của một kho lạnh bao gồm hai bộ phận chính là vỏ kho và hệ thống làm mát. Vỏ kho được lắp ráp từ nhiều tấm panel cách nhiệt. Hệ thống làm mát được vận hành bởi sự kết hợp giữa nhiều bộ phận như cụm máy nén, dàn nóng, dàn lạnh…

Chi tiết quy trình thi công kho lạnh

Vì kho lạnh được lắp rắp bởi nhiều bộ phận riêng lẻ khác nhau, quy trình thi công kho lạnh phải trải qua ít nhất là 12 bước cơ bản.

Lắp đặt khung nền thông gió trong thi công kho lạnh

Không chỉ có vỏ kho và hệ thống làm lạnh cần được quan tâm, nền kho lạnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định công suất hoạt động và chất lượng bảo quản bên trong kho lạnh.

THI CÔNG KHO LẠNH

Nền kho lạnh

Trong quá trình kho lạnh hoạt động, vì nhiệt độ bên trong và bên ngoài kho có sự chênh lệch khá lớn, hơi lạnh sẽ truyền qua hệ thống kết cấu cách nhiệt để đi xuống mặt đất và đọng lại thành các hạt nước li ti. Khi lượng nước đóng quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, đồng thời phá hỏng vỏ penal cách nhiệt, khiến hàng hóa bên trong hư hỏng và tiêu tốn chi phí sửa chữa.

Do đó, thay vì lắp đặt trực tiếp trên mặt đất, cần xây dựng nền kho trên các con lươn có sẵn khoảng trống sẽ giúp không khí lưu thông và hạn chế những rủi ro gây ra bởi tình trạng đọng hơi nước.

Cụ thể, thông số kích thước của nền kho lạnh như sau:

  • Khoảng cách tối thiểu giữa các con lươn là 30cm
  • Chiều rộng và chiều cao khoảng 10cm
  • Các khung cố định xung quanh có chiều rộng 20cm
  • Khoảng cách giữa các con lươn và khung là 5cm

Lắp đặt panel nền kho lạnh trong thi công kho lạnh

Lớp phủ nền kho lạnh cũng chính là panel được sử dụng để lắp đặt vỏ kho lạnh. Các tấm panel này sau khi xác định đúng kích thước sẽ được lắp ráp và cố định lại bằng ngàm (mối nối). Cuối cùng, người ta cố định các khoảng hở giữa những tấm panel bằng keo silicol chuyên dụng để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thất thoát không khí lạnh trong kho.

Khi lắp ráp panel nền kho lạnh, cần tuân thủ một vài lưu ý sau đây:

  • Đảm bảo khoảng cách giữa hai tấm panel luôn duy trì từ 3 đến 5mm
  • Các ngàm (mối nối) phải được siết thật chặt để đảm bảo độ liên kết và vững chắc, giúp nền chịu được trọng lượng lớn
  • Thường xuyên kiểm tra và sửa nếu nền có dấu hiệu bị lệch mối nối hoặc lún sụt

Lắp đặt vách tường xung quanh trong thi công kho lạnh

Tương tự như lắp đặt nền kho lạnh, các tấm panel cũng được liên kết với nhau bằng phương pháp tương tự để tạo nên vách tường bao quanh kho lạnh.

Panel dùng trong thi công nền, vách và trần kho lạnh

Lắp đặt panel trần trong thi công kho lạnh

Bước cuối cùng của việc lắp đặt lớp vỏ kho lạnh là dựng trần kho. Về cơ bản, trần kho lạnh cũng sử dụng loại panel tương ứng với nền và vách tường xung quanh. Trong quá trình lắp đặt trần kho, cần tính toán và đo lường độ rộng, độ cao kỹ càng để đảm bảo phần mái được cân bằng.

Lắp đặt hệ thống đường ống trong thi công kho lạnh

Việc lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí được tiến hành đồng thời trong quá trình lắp đặt vỏ kho. Có hai cách đặt đường ống kho lạnh, một là đặt các đường ống nằm song song, hai là đặt các đường ống nằm vuông góc. Các đường ống này sẽ được cố định bởi giá đỡ và bọc cách nhiệt bằng superlon hoặc đổ foam theo đúng độ dày thiết kế ban đầu.

Lắp đặt cụm máy nén dàn ngưng và các dàn lạnh

Quy trình thi công kho lạnh

Cụm máy nén dàn ngưng và dàn lạnh được coi là hai bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống máy móc làm lạnh của kho lạnh. Để hai bộ phận này có thể hoạt động với công suất tối đa, quá trình lắp đặt chúng cần lưu ý một số tiêu chuẩn sau:

  • Lắp đặt tại vị trí theo đúng sơ đồ bản vẽ đã được tính toán chính xác
  • Các thiết bị bên ngoài như cụm máy nén dàn ngưng, bơm nước hay tháp giải nhiệt đều phải được đặt ở vị trí cao hơn mặt đất từ 15cm. Tốt nhất là nên đặt trên các khung sắt hoặc bê tông có rãnh thoát nước
  • Khoảng cách của dàn ngưng và tháp giải nhiệt với mặt tường tối thiểu là 20cm
  • Dàn ngưng giải nhiệt nước ở hai đầu dàn ngưng cách tường tối thiểu 50cm
  • Máy nén phải nằm thấp hơn vị trí dàn lạnh
  • Chú ý lắp đặt đường ống giải nhiệt và ống nước lạnh để chúng không biến thành các bẩy hơi
  • Đảm bảo duy trì tốc độ xả nước dàn lạnh bên trong kho ở mức lớn hơn 15%

Hoàn thiện vỏ kho trong thi công kho lạnh

Sau khi đã kết nối xong tất cả hệ thống lạnh trong và ngoài kho, kho lạnh sẽ được hoàn thiện bằng cách lắp ráp những tấm panel vào các vị trí khoảng trống còn lại. Quy trình lắp ráp tương tự như bước 2.

Đo lường và cắt vị trí đặt cửa kho lạnh trong thi công kho lạnh

Cửa kho lạnh là bộ phận nhất định phải có để có thể vận chuyển hàng hóa và ra vào kho lạnh. Tùy thuộc vào dung tích kho lạnh và loại hàng hóa, vị trí đặt cửa kho lạnh có thể được cắt với kích thước khác nhau, miễn là đảm bảo vừa với cánh cửa để tránh thoát hơi lạnh và nằm ở vị trí tiện di chuyển.

Lắp đặt cửa kho lạnh trong thi công kho lạnh

Lắp đặt cửa mở trong điều kiện diện tích rộng

Có hai loại cửa kho lạnh được sử dụng phổ biến là cửa trượt và cửa mở. Cửa mở thường được sử dụng khi không gian xây dựng rộng rãi, không có chướng ngại vật. Ngược lại, nếu không gian xây dựng hẹp, cửa trượt sẽ giúp tiết kiệm diện tích hơn.

Một vài lưu ý cần thực hiện trong quá trình lắp đặt cửa kho lạnh:

  • Vì loại cửa mở được cố định bằng bản lề, nên cần đảm bảo bản lề được siết đủ chặt, chắc chắn, động tác đóng mở nhẹ nhàng, không gây tiếng động, cửa mở được độ rộng tối đa tạo thuận tiện trong việc di chuyển hàng hóa.
  • Joint lạnh luôn kín, không được để thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài
  • Điện trở sưởi luôn phải hoạt động trong quá trình kho vận hành

Lắp đặt khung nhôm các góc trong thi công kho lạnh

Các V nhôm có tác dụng viền góc và liên kết các tấm panel lại với nhau. Vì vậy, việc lắp đặt viền nhôm phải được chính xác về kích thước để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng thất thoát hơi lạnh bên trong.

Lắp đặt bộ điều khiển trong thi công kho lạnh

Cụm máy nén

Để hệ thống làm lạnh trong kho hoạt động, bắt buộc phải có bộ điều khiển. Bên trên bộ điều khiển có các nút chức năng và hiển thị thông số về độ ẩm, nhiệt độ, áp suất trong kho, giúp người vận hành có thể nắm bắt chính xác quy trình làm lạnh đang diễn ra, đảm bảo hệ thống kho lạnh hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện năng.

Kiểm tra và vận hành thử kho lạnh

Đây là bước cuối cùng và không thể bỏ qua trong quy trình thi công kho lạnh. Việc kiểm tra và vận hành thử có tác dụng giúp người dùng phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót trong quá trình lắp đặt trước khi đưa hàng hóa vào kho bảo quản.

Trên đây là chi tiết quy trình thi công kho lạnh, hi vọng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn đọc biết thêm về quy trình thi công kho lạnh tại Á Châu. Để được tư vấn miễn phí trực tiếp quý khách liên hệ hotline hoặc để lại email để Á Châu liên hệ tư vấn cho bạn nhé!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]